Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
Xương hàm có cấu tạo bám chắc vào chân răng, có chức năng nâng đỡ và tăng cường khả năng ăn nhai. Đồng thời, lực nhai của răng tạo sự kích thích lên xương, giúp duy trì các tế bào xương luôn ổn định. Vì vậy, khi bị mất răng hoặc nhổ bỏ răng, xương hàm sẽ có một khoảng trống tại vị trí chân răng bị mất và không còn được tác động cơ học (lực nhai của răng) nên dần bị tiêu đi.
Vậy mất răng bao lâu thì bị tiêu xương? Câu trả lời là còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà tình trạng tiêu xương sẽ diễn ra nhanh hay chậm, nhiều hay ít.
- Thông thường, đối với một người có sức khỏe bình thường thì sau khi mất răng khoảng 3 tháng, mật độ xương sẽ suy giảm dần.
- Trong khoảng 12 tháng đầu tiên, 25% xương hàm ở vị trí răng mất sẽ tiêu biến.
- Sau khoảng 3 năm, xương hàm sẽ bị tiêu biến tới 45 - 60%.
Các biểu hiện tiêu xương ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết bằng mắt thường. Tiêu xương chỉ biểu hiện rõ rệt khi nướu bị teo, gương mặt mất cân đối và già hơn so với tuổi.
Những dạng tiêu xương hàm khi mất răng
Sau mất răng do tuổi tác hoặc tai nạn, nếu không trồng răng giả kịp thời Cô Chú, Anh Chị có thể bị tiêu xương hàm. Các dạng tiêu xương hàm do mất răng gồm:
- Tiêu xương hàm theo chiều ngang
- Tiêu xương hàm theo chiều dọc
- Tiêu xương khu vực xoang
- Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt
- Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng
Tiêu xương hàm theo chiều ngang
Hiện tượng tiêu xương hàm theo chiều ngang xảy ra khi độ rộng xương hàm tại vị trí mất chân răng sẽ thu hẹp lại. Vùng xương kế cận giãn ra, xâm lấn sang khoảng trống xương vừa bị tiêu khiến các răng kế cận đổ nghiêng, gây ra hiện tượng xô lệch răng làm mất thẩm mỹ và tự tin trong giao tiếp hằng ngày.
Tiêu xương hàm theo chiều dọc
Hiện tượng tiêu xương hàm theo chiều dọc là phần xương hàm ngay dưới nướu bị tiêu hõm xuống, thấp trũng sâu hơn so với xương hàm kế cận. Theo thời gian, vùng nướu tại vị trí tiêu xương cũng bị teo nhỏ lại.
Tiêu xương khu vực xoang
Hiện tượng tiêu xương khu vực xoang xảy ra khi bị mất răng ở hàm trên, các đỉnh xoang sẽ tràn xuống và độ rộng của xoang tăng dần theo thời gian nếu không có chân răng thay thế chân răng thật.
Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt
Hiện tượng tiêu xương khu vực xoang thông thường sẽ xảy ra trong trường hợp mất nhiều răng ở cả hàm trên và hàm dưới. Các biểu hiện về tình trạng tiêu xương khi mất nhiều răng dễ phát hiện hơn bởi vì khuôn mặt có nhiều thay đổi rõ rệt từ khuôn miệng lõm vào, đến mặt nhăn nheo và có nhiều nếp nhăn.
Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng
Hiện tượng hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng xuất hiện nếu tình trạng tiêu xương hàm không được khắc phục kịp thời. Theo thời gian, phần xương hàm bị tiêu xương dần dần đến các ống thần kinh nằm ở sâu bên dưới, điều này sẽ gây nhiều khó khăn trong phục hồi xương hàm khi phục hình răng giả bằng phương pháp trồng răng Implant.
Trên đây là 5 dạng tiêu xương hàm khi mất răng, tùy vào tình trạng răng miệng và sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn và thực hiện phương pháp phục hình phù hợp để hạn chế tiêu xương hàm.
#mat_rang_bao_lau_thi_bi_tieu_xuong_ham #mat_rang_bao_lau_thi_bi_tieu_xuong #mat_rang_bao_lau_thi_tieu_xuong_ham #nho_rang_bao_lau_thi_bi_tieu_xuong
Dr. Care Implant Clinic
Địa chỉ: P3-0.SH08, Tòa nhà Park 3, Khu đô thị Vinhomes Central Park 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp HCM
Phone: 0909478910
Website: drcareimplant.com